• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm

(Chinhphu.vn) - Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh (24/4/1972-24/4/2022) do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức tại TP. Kon Tum vào ngày 22/4 tới.

12/04/2022 16:04
Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh - Ảnh 1.

Họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh - Ảnh: VGP/Nhật

Hội thảo sẽ có sự tham dự của các nhà khoa học và nhiều nhân chứng lịch sử nhằm khẳng định giá trị quan trọng của chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh đối với chiến dịch Bắc Tây Nguyên và bước phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Tây Nguyên; đánh dấu bước tiến về trình độ tổ chức chỉ huy và thực hành chiến dịch; góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, làm thất bại một bước cơ bản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Cách đây 50 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sang giai đoạn giành thắng lợi quyết định. Quân và dân ta ở miền Nam đã thực hiện cuộc tiến công chiến lược năm 1972, đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân ngụy Sài Gòn, đặc biệt là trên 3 hướng Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trên hướng Kon Tum, lực lượng vũ trang đã bao vây, tiến công quân địch, đánh chiếm căn cứ Đăk Tô và thị trấn Tân Cảnh, giải phóng đất đai và hàng vạn nhân dân, tạo thế phát triển cho chiến dịch Bắc Tây Nguyên, góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của quân và dân Tây Nguyên, khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng vũ trang trong tác chiến hiệp đồng binh chủng, góp phần tạo thế và lực mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tại họp báo sáng 12/4 tổ chức ở tại Hà Nội, Đại tá Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng) cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 82 bài tham luận của thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, quân khu, quân đoàn, binh chủng, học viện, nhà trường; lãnh đạo tỉnh Kon Tum và các tác giả trong và ngoài quân đội, một số địa phương, nhân chứng lịch sử để biên tập, xuất bản thành sách phục vụ hội thảo.

Các bài viết đã làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn; thế và lực của cách mạng miền Nam; khẳng định đường lối, quan điểm, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng như quyết tâm mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trong đó có hướng tiến công Bắc Tây Nguyên của Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.

Các tham luận cũng tập trung tái hiện quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hành tác chiến linh hoạt sáng tạo; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang, nhân dân địa phương; đồng thời khẳng định vai trò quan trọng, ý nghĩa, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của chiến thắng này, cũng như việc phát huy và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng khu vực phòng thủ, củng cố quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Nhật Nam